Hướng và thời gian Mặt Trăng mọc và Mặt Trăng lặn

Hướng

Trái Đất quay từ tây sang đông nên tất cả các thiên thể nằm ngoài đường tròn quanh cực (bao gồm Mặt Trời, Mặt Trăng, các ngôi sao và các hành tinh) mọc ở phía đông và lặn ở phía tây[2] đối với những người quan sát bên ngoài vòng cực. Sự thay đổi theo mùa có nghĩa là chúng đôi khi mọc ở hướng đông-đông bắc hoặc đông-đông nam, và đôi khi lặn ở hướng tây-tây nam hoặc tây-tây bắc.[1]

Thời gian

Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời quyết định thời gian Mặt Trăng mọc và lặn. Ví dụ: trăng hạ huyền mọc vào lúc nửa đêm và lặn vào buổi trưa.[3] Trăng trương huyền khuyết dần (trăng khuyết cuối tháng) được nhìn thấy rõ nhất trong phần lớn buổi ​​đêm và đầu buổi sáng.[4] Mỗi ngày / đêm, Mặt Trăng mọc muộn hơn 30 đến 70 phút so với ngày / đêm trước đó, do Mặt Trăng di chuyển 13 độ mỗi ngày.[5]

Mặt Trăng mọc / lặn trong các pha Mặt Trăng khác nhau
Pha Mặt Trăng (nhìn từ Bắc Bán cầu)Mặt Trăng mọc[lower-alpha 1]Thời gian đỉnh điểm (điểm cao nhất)Mặt Trăng lặnThời gian quan sát tốt nhất
Trăng nonMặt Trời mọc Buổi trưaMặt Trời lặnKhông nhìn thấy được, trừ khi xảy ra nhật thực.
Trăng lưỡi liềm đầu thángCuối buổi sáng Buổi chiềuCuối buổi chiều tốiCuối buổi sáng đến đầu buổi chiều tối.
Trăng thượng huyềnBuổi trưa Mặt Trời lặnNửa đêmĐầu buổi chiều tối tới cuối buổi đêm.
Trăng trương huyền tròn dầnBuổi chiều Cuối buổi chiều tốiTrước bình minhĐầu buổi chiều tối[6] và phần lớn buổi đêm.
Trăng trònMặt Trời lặn Nửa đêmMặt Trời mọcLúc Mặt Trời lặn đến lúc Mặt Trời mọc (cả đêm).
Trăng trương huyền khuyết dầnCuối buổi chiều tối Trước bình minhCuối buổi sángPhần lớn buổi đêm và đầu buổi sáng.[4]
Trăng hạ huyềnNửa đêm[3] Mặt Trời mọcGiữa trưa[3]Trước bình minh đến sau lúc Mặt Trời mọc.
Trăng lưỡi liềm cuối thángTrước bình minh Cuối buổi sángBuổi chiềuTrước bình minh đến buổi chiều.